Dịp nghỉ lễ nhân kỉ niệm 46 năm, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 01/5 lại về. Nhân dân và toàn thể người lao động trong cả nước đang hân hoan chào đón ngày lễ trọng đại với nhiều dự định, kế hoạch để có một kì nghỉ lí thú, ý nghĩa bên gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên, đứng trước làn sóng lây nhiễm hết sức nguy hiểm và phức tạp của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã và đang đặt ra cho chúng ta một trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề: Phải làm thế nào để có một kì nghỉ thú vị, an toàn?!

Trên tinh thần đó, trân trọng
giới thiệu cùng bạn đọc những cảm nhận, suy nghĩ của các em học sinh nhân đọc
bài thơ “Chung một mối lo” của thầy giáo Đỗ Đức Thuần.
1. Tinh thần đoàn kết dân tộc chính là sức mạnh to lớn nhất.
Chúng ta có thể nhìn thấy tinh thần ấy được phát huy cao độ trong cuộc chiến chống
“giặc” Covid-19 ở đất nước Việt Nam. Là một đất nước nằm trong vùng ảnh hưởng của
dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý thật tuyệt vời, làm thế giới thán phục.
Có thể nói, chính nhờ sức của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu
chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2. Ngay từ lúc dịch bệnh bùng
phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có
động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện
đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó là “Việt
Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh
COVID-19”.
2. Bài thơ là một lời tuyên truyền có sức lay động và thuyết phục mạnh mẽ đến đông đảo mọi người. Bởi vậy, bài thơ đã nhận được nhiều lời khen ngợi “hay”,
“ý nghĩa”. “kịp thời” trên mạng xã hội và nhận được hàng trăm lượt “like”,
“share” từ những người quan tâm. Mọi người như được ý thức hơn về trách nhiệm của
bản thân, nghĩa vụ của mình để dịch bệnh sớm dập tắt. Cùng với đó, bài thơ còn
đề cập đến vấn đề dịch bệnh trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ.

Bài thơ khuyên mỗi một người
dân chúng ta cần đề cao cảnh giác, đặc biệt là trong dịp lễ đang đến gần. Chắc
hẳn mỗi gia đình đều đã lên kế hoạch “Píc-níc, tắm biển, liên hoan”,... nhưng mọi
người cũng phải thực hiện các biện pháp phòng chống, nếu mất cảnh giác thì bệnh
dịch sẽ lại bùng lên “Để mất cảnh giác là “toang” một giờ!”. Vì vậy, mỗi người
phải như một ứng viên, như người chiến sĩ xông pha vào mặc trận, phải đoàn kết
cùng nhau phòng chống và vượt qua dịch bệnh “Mỗi người là một ứng viên/Như người
chiến sĩ xông pha trận tiền”.
Qua đây, bản thân em ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình. Em sẽ thực hiện tốt các cách phòng bệnh để chủ động phòng chống cho bản
thân, gia đình và xã hội. Tuyên truyền, kêu gọi mọi người nêu cao ý thức, tăng
cường cảnh giác đối với dịch bệnh nguy hiểm này.
3. Thế giới đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng về đại dịch
Covid-19. Mấy ngày gần đây, mạng xã hội bỗng “xôn xao” về bài thơ “Chung một mối
lo” của tác giả Đỗ Đức Thuần. Bài thơ đã nhận được nhiều lượt chia sẻ và hàng
trăm bình luận tích cực, thể hiện sự đồng tình về những vấn đề có tính thời sự
mà tác giả nêu ra.
Nước Việt Nam được biết đến là một đất nước con Hồng cháu Lạc,
đã nhiều phen ghi tạc những chiến công lừng lẫy. Vì sao lại có những chiến công
oanh liệt đó? Theo tác giả Đỗ Đức Thuần, thì đó chính là nhờ vào “đoàn kết một
lòng”, phát huy cao độ tư tưởng, truyền thống nhân nghĩa “Nước sông hoà chén rượu
nồng cha con”. Nói như Nguyễn Trãi thì “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông
chén rượu ngọt ngào”.
4.
“Nước Việt Nam con Hồng cháu Lạc
Đã bao phen ghi tạc chiến công
Ấy nhờ đoàn kết một lòng
Nước sông hòa chén rượu nồng cha con...”
Trước sự tàn phá kinh hoàng của đại dịch
Covid-19, thế giới không ngớt lời ca ngợi, vinh danh Việt Nam như một tấm gương
sáng trong việc phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh. Để có được thành quả đáng ngưỡng
mộ đó thì nhờ phần lớn vào tinh thần đại đoàn kết Dân tộc của Nhân dân ta bất kể
mọi cấp bậc từ nhà nước đến công nhân, học sinh, sinh viên,... đều chung một
lòng chống dịch như chống giặc.

Ngay bây giờ, chúng ta
đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư khi mà
các quốc gia láng giềng và trong khu vực đang đối diện với sự bùng phát nặng nề
của bệnh dịch. Đã có không ít người ý thức còn quá kém, vì cái
lợi trước mắt mà trải đường cho dịch Covid 19 xâm nhập vào nước ta. Chỉ bằng
việc đưa người từ các nước đang có dịch bệnh hoành hành qua các đường biên giới
thì đã gây ra không ít rắc rối cho công tác chống dịch của nước ta hiện nay.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác, khép chặt đường biên giới để
tránh lây lan dịch bệnh vào trong nước:
“Dịp
nghỉ lễ đã đương sắp sửa
Khách
ba miền sấp ngửa tính toan
Píc-níc,
tắm biển, liên hoan
Để
mất cảnh giác là “toang” một giờ!”
Bây
giờ mối lo lắng của chúng ta hiện nay đang hướng về các đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5
sắp tới. Đây là thời điểm rất thuận lợi cho dịch Covid 19 lây lan bởi vào dịp
này người dân sẽ bắt đầu đi tham quan du lịch hay tụ họp tại gia đình và sẽ
buông lỏng cảnh giác. Chúng ta cần phải đặt lợi ích của quốc gia, sức khoẻ của
mọi người lên trên hết. Đừng vì một chút thú vui riêng tư của bản thân mà gây ảnh
hưởng xấu đến người khác. Thay vì hưởng ứng các dịp lễ theo phong tục hằng năm
thì tại sao lại không thử trải nghiệm những cách mới mẻ thú vị và an toàn hơn?!
Trên hết là chúng ta càng cần phải chú ý đến việc phòng chống dịch bệnh vào thời
gian này.
5. Để duy trì sự an toàn của xã hội, người dân cần thực hiện
đúng quy định “5k” gồm khẩu trang, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế, khử
khuẩn. Đặc biệt dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp đến, Nhân dân khắp ba miền đều đôn
đáo chuẩn bị về quê, dự định du lich, liên hoan,… Nhưng những điều đó đối với hiện
tại là không phù hợp, vì chỉ một phút lơ là mất cảnh giác là “toang” ngay! Vào
những dịp như thế này cũng cân phải đề cao an ninh vùng biên giới vì sẽ có các
trường hợp nhập cảnh trái phép gây lây lan dịch bệnh, mà hiện nay các nước Lào,
Cam-pu-chia cũng có số ca Covid-19 kỉ lục. Theo như thầy Đỗ Đức Thuần thì “Mỗi
người là một ứng viên/Như người chiến sĩ trận tiền xông pha”. Trận tiền đó,
chính là mặt trận phòng chống dịch “giặc” Covid-19.
Qua trách nhiệm và nghĩa vụ của mội công dân trong phòng chống
dịch Covid-19 mà bài thơ nêu ra, em nhận thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của
mình trước làn sóng lây nhiễm vô cùng nguy hiểm và cam go này. Phải thực hiện
đúng các quy định phòng tránh Covid, khai báo y tế khi tiếp xúc với người bị
nghi ngờ nhiễm bệnh, hoặc có các hiện tượng sốt, ho, khó thở; thực hiện đúng
quy định “5k”, đeo khẩu trang nơi đông người, không tụ tập,... Đó là những nhiệm
vụ mà một người công dân như em phải làm để bảo vệ sức khỏe cho mình, cho gia
đình và xã hội.

6. Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhu cầu đi lại, giao lưu của
người dân là rất lớn. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc
“5k” là khẩu trang, không tụ tập, khoảng cách, khử khuẩn và khai báo y tế. Măc
dù nước ta đã đẩy lùi được đại dich ở các lần trước nhờ tinh thần đoàn kết yêu
nước của người dân, sự lãnh dạo tài tình của Nhà nước nhưng cảnh giác vẫn là
cách an toàn để bảo vệ tính mạng cho mình, gia đình, xã hội. Đặc biệt là ở các
tỉnh biên giới cần canh gác nghiêm ngặt không cho nhập cảnh trái phép, không tụ
tập “Píc-níc, tắm biển, liên hoan”... ngăn chặn đại dịch có nhiều nguy cơ bùng
phát trở lại ở nước ta. Hãy thể hiện tinh thần yêu nước của một người dân bằng
cách tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
7. Bài thơ “Chung một mối lo” chính là lời cảnh tỉnh sâu sắc
nhất đến với tất cả mọi người về “giặc” Covid-19. Bài thơ như một “luồng điện”
thức tỉnh tâm thức mỗi người dân Việt Nam cùng toàn thế giới một loại giặc đang
còn rình rập phía sau mỗi người:
“Hãy
nhớ lấy năm không ba có (cần)
Phải
nêu cao cảnh giác thường xuyên
Mỗi
người là một ứng viên
Như
người chiến sĩ trận tiền xông pha
Mừng
ngày lễ nước nhà thống nhất (30/4)
Tăng
tiền công Quốc tế giảm làm (01/5)
Xin
đừng mở tiệc liên hoan
Khi
giặc cô-vít tràn lan rập rình!”
Việt Nam ta có tinh thần chiến đấu hiết mình cùng với sự
lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã quyết tâm đẩy lùi đại dịch này. Thầy giáo Đỗ Đức
Thuần đã khẳng định rằng “Đoàn kết một lòng” thì ta sẽ chiến thắng trong đại dịch
này. Tác giả đã rất tinh tế trong việc nêu lên những biện pháp, cách phòng
tránh nạn dịch Covid-19:
“Miền biên giới Tây Nam đất nước
Ba ngàn cây thăm thẳm cam go
Tăng cường canh giữ đừng cho
Nhập cảnh trái phép, sốt ho cách liền.”
Đây là lời nhắc nhở đến toàn thể mọi người rằng: Trong thời
điểm dịch bệnh đang hoành hành kinh hoàng trên phạm vi toàn thế giới, chúng ta
nên tạm hoãn những kì nghỉ, hạn chế tập trung đông người và tăng cường các biện
pháp phòng tránh dịch bệnh, kiểm soát tốt ở các chốt chặn đường biên giới.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, chúng ta tin rằng, dịch bệnh
sẽ sớm được đẩy lùi trên thế giớ và Việt Nam ta sẽ hoàn toàn bình an vô sự!